Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Tiêu dao Quản Bạ-Yên Minh-Đồng Văn-Mèo Vạc Phần 4



  Sáng hôm sau, sau một đêm say giấc nồng với những ký ức đẹp trong ngày chập chờn trong giấc mơ. Chúng tôi trở dậy lúc 6h sáng, bao nhiêu mệt mỏi của ngày hôm trước tan biến và thay vào đó là một năng lượng sống tràn trề đang chảy cuồn cuộn trong tôi. Cũng phải nói thêm rằng cái cảm giác nhẹ nhõm và khỏe khoắn khi ngủ dậy đã từ lâu rồi tôi không được cảm nhận, có thể môi trường sống không trong lành và những âm thanh ồn ào của đô thị làm cho con người ta khi trở dậy là đã có cảm giác hối hả và đã tự lên trong đầu một núi danh sách công việc trong ngày cần  phải xử lý nên ta không thể nhận thấy cuộc sống sâu sắc đến vậy.
   Bước chân ra khỏi khách sạn hít cho căng lồng ngực cái không khí trong lành và mát mẻ của vùng cao, đập ngay vào mặt chúng tôi là một thế giới quan đầy màu sắc. Trên con đường lộ 4C vắt qua thị trấn Yên Minh là cả ngàn đồng bào dân tộc thiểu số đang ùn ùn kéo về khu chợ Yên Minh với những bộ quần áo mới nhất sặc sỡ đầy màu sắc.Thật may mắn vì trong chuyến đi này tôi đã được ghé thăm một phiên chợ vùng cao như vậy – phiên chợ vùng cao Yên Minh. Yên Minh là một huyện vùng cao yên bình nằm cách thị xã Hà Giang 100 km về phía Đông Bắc, là nơi sinh sống của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Tày, Dao...
    Cũng như một số phiên chợ vùng cao khác ở Hà Giang, chợ Yên Minh họp một tuần một lần vào chủ nhật ở trung tâm huyện. Với đồng bào dân tộc nơi đây, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt của gia đình họ.Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi để bà con các dân tộc giao lưu, giải trí. Chợ là món ăn tinh thần của người dân nơi đây và là nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao Hà Giang.
  Chợ phiên Yên Minh hôm ấy trời mưa lâm thâm nhưng không vì thế mà làm cho cái phiên chợ ấy kém đi sự náo nhiệt và sức hấp dẫn. Rảo bước tiến đến khu chợ hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp là một sự quen thuộc:

Cốm vùng cao...


   Tôi không bao giờ nghĩ lên vùng cao lại có thể ăn cốm, tiến lại gần hàng cốm nằm ngay bên góc tay phải đầu lối vào chợ và hỏi mua. Cảm nhận khi đưa cốm lên ăn là mùi thơm đặc trưng giống cốm Làng Vòng - Hà Nội. Khi ăn cốm thơm, dẻo và ngọt, tuy nhiên cốm ở đây có phần không được dẻo như thứ cốm tôi vẫn ăn ở Hà Nội mỗi độ thu về và hơi rời rạc.
   Đi sâu vào trong chợ là một quang cảnh náo nhiệt với nhiều âm thanh hỗn độn giống như bao phiên chợ ở các làng quê khác nhưng thay vào đó là những âm thanh mà tôi cố giỏng tai lên nghe cũng không hiểu được vì rằng nó như một thứ ngoại ngữ mà tôi chưa bao giờ được nghe hay được học: Tiếng dân tộc.
  Tôi bắt gặp một cô gái người dân tộc Mông trong màu áo thanh niên tình nguyện ngồi bán quả susu, hành hoa và một thức hàng trông ngồ ngộ và lạ lẫm:
Hỏi ra mới biết nó là Giá đậu....:))

Mua bán vật dụng thường dùng trong gia đình:
Gừng núi, một loại gừng nhỏ ăn rất thơm và cay:
Một cậu bé người Mông ngồi tần ngần bên gian hàng ớt của mình, ớt này cay lắm đấy:
Khung cảnh đầy màu sắc:
Lợn đen, lợn ở đây không cho vào giọ mà buộc vào bất cứ đâu: chân, cổ, bụng..và lôi xềnh xệc đi bán như kiểu người ta dắt chó vậy:


Măng trúc, nhìn khá hấp dẫn mặc dù chưa biết chế biến như nào, hỏi anh bán hàng thì nói mua về luộc rồi chấm nước mắm ớt:
Bánh bò:
Chỗ này tôi mua là 3000vnd thử đoán xem chỗ này trị giá bao nhiêu:
Bác bán hàng rất xởi lởi mời chúng tôi ăn thử:
Bánh bò được cắt thành từng miếng bằng 1 sợ chỉ tùy theo người mua mua bao nhiêu, chúng tôi hỏi mua 10.000 mà được một miếng rõ to. Và bây giờ thưởng thức thôi:
Cảm giác khi đưa miếng bánh bò lên mũi là mùi thơm nhẹ của mật ong, khi ăn có vị ngọt mát, bánh mềm mềm rất ngon. 

Cá suối , một loại cá nhỏ sống tự nhiên ở suối, thịt ăn rất thơm và chắc, cả chỗ này mà bán có 20.000
Nhìn đồng hồ đã 7h, dạo quanh chợ Yên Minh một vòng sau khi đã thỏa chí tò mò chúng tôi quay trở lại khách sạn thu dọn hành lý và tiếp tục lên đường tới Đồng Văn cho kịp chợ phiên Đồng Văn. Bắt đầu rời thị trấn Yên Minh trời mưa to hơn , lạnh và đường khá trơn nên tôi không thể đi nhanh được:
 Con đường vắt qua núi trông xa như 1 sợi chỉ mảnh ai đó đã buộc ngang lưng núi:
 Những ngọn núi chìm vào trong mây, mờ ảo lúc ẩn lúc hiện... Hai bên đường đồng bào Mông trồng rất nhiều  rau cải, những ruộng cải đã ra hoa, món cải làn xào ăn rất giòn và ngọt.
 Núi ấp ôm mây mây ấp núi..
 Những cung đường uốn lượn quanh co hiện mờ mờ trong sương....


 Thị trấn Yên Minh ẩn hiện trong màn mây bồng bềnh...
 Ra khỏi thị trấn Yên Minh 500m bạn sẽ đồng hành cùng những con dốc dựng đứng ngang lưng trời...
 Lên càng cao tầm nhìn càng giảm, và đây là những gì còn nhìn thấy được khi gần vượt qua được bức tường núi bao bọc và che chở thị trấn Yên Minh
 Nhà người phụ nữ này cách chợ Yên Minh 20km, họ phải dậy từ rất sớm để tới chợ dù chỉ là đi chỉ để hàn huyên tâm sự hay mua một thứ gì đó cho gia đình mình..
 Những khúc cua đầy phấn khích, nó như một thứ thuốc gây nghiện cho những người đã từng qua đây khiến người ta sẽ không nguôi nhớ đến nó và chắc chắn rằng sẽ có ngày tái ngộ...


 Vượt qua các dãy núi bao quanh thị trấn Yên Minh lên đến đỉnh núi là một thung lũng nhỏ do các đỉnh núi có độ cao tương đương nhau tạo thành...
 Những cánh đông ngô xanh mướt...


 Và những cánh đồng lúa đang thì con gái hứa hẹn một mùa bội thu...[ Có lẽ đồng bào dùng đạm Phú Mỹ :))]
  Thung lũng nhỏ nhìn từ trên cao...
Cách trị trấn Yên Minh 9km là địa phận xã Vần Chải...


 Come on, les't go...
 Địa phận Đồng Văn..


Huyện Đồng Văn có diện tích tự nhiên là 446,66 km2 nằm về phía Bắc của công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, gồm 2 thị trấn và 17 xã, tổng số dân là 63.354 người. Đây là nơi cư trú lâu đời của 18 dân tộc như Pu Péo, Lô Lô, Dao, Tày, Kinh vv…, trong đó đông nhất là dân tộc Mông chiếm 85% tổng dân số của huyện
 Độ dốc cũng tăng dần lên và những khúc cua cũng hưng phấn hơn...


 Rất nhiều ô tô tải trọng lớn choán gần hết con đường khiến xe máy chúng tôi cứ phải nép sát vào vách  núi...




 Đá tai mèo ở khắp nơi như một thứ đặc sản của Đồng Văn...




 Cảnh vật nên thơ đắm chìm trong mây...






 Vẫn còn nhiều chỗ đường xuống cấp nghiêm trọng chưa được sửa chữa..
 Đường xuống Sủng Là...
 Trời mưa nặng hạt tuy nhiên trong lòng niềm vui thênh thang và khí thế hừng hực..




 Nhìn Sủng Là từ trên cao..


 Tam giác mạch trồng ven lộ ngay cửa ngõ Sủng Là...




 Sủng Là cách Đồng Văn 25km, là một thung lũng nhỏ tập trung nhiều đồng bào Mông sinh sống..






 Một người đàn ông Mông với gánh củi nặng trĩu trên vai trong ngày mưa giá rét...




 Xin được nói thêm một chút về Sủng Là:
   Sủng Là là một xã vùng cao nằm bên quốc lộ 4C nối Hà Giang với địa đầu cực Bắc, cách thị trấn Đồng Văn hơn 20km về phía nam. Cùng với Chuyện của Pao (tác phẩm điện ảnh đình đám của điện ảnh Việt Nam năm 2006 với 4 Cánh diều vàng) lấy bối cảnh tại đây, cái tên Sủng Là đã bước ra ngoài bờ rào đá, bay cao hơn những con đường mòn vắt vẻo lưng chừng trời, đã trở thành một cái tên quen thuộc với bao nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật, đặc biệt là với các lữ khách lang thang...
 Đi qua rồi vẫn vấn vương cái địa danh mang tên Sủng Là đầy thi vị...




 Tiếp tục với hành trình hướng về Đồng Văn trong ngày mưa giá rét...





    Đi qua địa phận Sủng Là là tới địa phận Thài Phìn Tủng,Thài Phìn Tủng theo tiếng Mông là “Nhà trên hố nước”. Sở dĩ gọi như vậy là vì khi trời mưa nước rơi xuống chảy tràn trên bề mặt nhưng được một lát thì mất hút vào lòng đất. Trước kia Thài Phìn Tủng là một trong những xã nghèo nhất của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và cả nước. Cả xã là một rừng đá tai mèo nhọn hoắt. Nước thiếu, đất thiếu, đồng bào chỉ biết lật đá trồng ngô nên cái đói nghèo cứ đeo bám dai dẳng. Thế nhưng từ năm 1999 đến nay, nhờ thực hiện một số dự án khoa học,cuộc sống của đồng bào ta ở Thài Phìn Tủng đã có nhiều thay đổi. Dù mưa rét chúng tôi cũng không ngần ngại cởi áo mưa chụp vài tấm hình làm kỉ niệm để nhớ những cảm giác khó quên mỗi khi xem lại những tấm hình ấy:
 Mưa miền núi nặng hạt cộng với cái giá rét của vùng đất có độ cao 1500m so với mực nước biển làm cho cơ thể chúng tôi cứ run lên bần bật, Châm điếu thuốc hút cho đỡ lạnh, trong cuộc đời tôi chưa bao giờ tôi cảm giác hút một điếu thuốc ngon đến vậy, phải chăng cái cảm giác ấy do cái lạnh cắt da cắt thịt khiến cho khói thuốc ngon hơn??? Tuy nhiên vẫn không đỡ lạnh đi được nhiều nên khi cố gắng chụp tấm hình này mặt tôi mới nhiều cảm xúc đến vậy...



Và kể từ đây cho đến thị trấn Đồng Văn do trời mưa quá to nên tôi không còn điều kiện để sử dụng chiếc máy ảnh nữa...

1 nhận xét:

  1. Ôi, đá đen, đá đen Đồng Văn :X
    Đi phượt đường dài mà mặc áo mưa tà, lại còn áo mưa đôi thế thế kia thì hơi nguy hiểm ^^ Lần sau nên đổi sang áo mưa bộ, gọn gàng, không bị bắn nước, không bị gió lùa, dễ di chuyển và hoạt động ^^
    Và nên đổi ngay 2 cái mũ 30k ấy đi nhé!!!!!!!! :))
    À, hình như đã xuất hiện 1 vài mảng hoa Tam giác mạch rồi ^^

    Trả lờiXóa