Thị trấn Đồng Văn chào đón chúng tôi trong một ngày giá rét, mây sà xuống tận mặt đất, ùa vào trong nhà, tràn ngập trên mọi con phố khiến cho cả thị trấn chìm vào trong làn mây mỏng làm cho mọi cảnh vật trở lên huyền ảo như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh vậy. Khi đã ngâm mình tận hưởng sự sảng khoái trong bồn nước nóng và được mặc bộ đồ khô ráo, chúng tôi mở cửa sổ phòng để tận hưởng cái không khí trong lành pha chút lành lạnh ẩm ướt của " xứ sở sương mù " dù chỉ tạm gọi là vậy trong thời điểm này thì như chỉ chờ có vậy, từng làn mây mỏng như chờ sẵn ùa vào phòng quấn quýt lấy chúng tôi:
Phía sau khách sạn là quang cảnh trông lên dãy núi bao bọc quanh thị trấn:
Cô ấy đang ở Anh quốc chăng :))
Phía mặt tiền khách sạn trông ra quốc lộ 4C chạy ngang qua thị trấn Đồng Văn và có tầm View khá tốt:
Rảo bước đi ngược lại quốc lộ cách khách sạn chúng tôi đang ở chừng 400m là khu chợ Đồng Văn, lúc này ông mặt trời lười biếng dường như vẫn đang rong ruổi dạo chơi nơi đâu chưa chịu đến ban phát những tia nắng ấm áp cho vùng đất này nên cả thị trấn vẫn đang chìm trong làn mây huyền ảo. Và đây là những quang cảnh đầu tiên lọt vào tầm mắt của chúng tôi:
Toàn cảnh chợ phiên Đồng Văn:
Một người đàn ông Mông đang dùng roi quật liên tiếp vào chú lợn Mông này vì chú không chịu đi theo ý chủ nhân của mình, điều lạ là anh chàng Mông này không buộc dây vào bất kỳ chỗ nào của chú lợn mà lôi đi xềnh xệch như những người khác ( ác dã man luôn vì anh ta quật chú lợn không thương tiếc )
Một thanh niên Mông với một chiếc bàn nhỏ và ít đồ đơn giản, anh ta có thể sửa bất cứ thứ gì từ điện thoại di động, điều khiển tivi và các đồ điện tử phức tạp khác. Đồng bào ta có vẻ tiếp cận với công nghệ rất nhanh vì tôi thấy anh ta sưa nhanh lắm ( Ngưỡng mộ lắm nha ):
Khu bán đồ mặc truyền thống của người Mông : váy, khăn...
Khu bán gia súc:
Hơn một giờ đồng hồ sau mây đã tan, quang cảnh sáng sủa trong trẻo hơn và cả thị trấn như bừng tỉnh với một thế giới quan ngập tràn màu sắc
Một bác người Mông với chiếc máy khâu giày của mình, lần đầu tiên tôi nhìn thấy loại máy khâu phức tạp này và cũng chẳng hiểu sao ở thủ đô từ xưa tới nay cái gì cũng có mà cái này không thấy có. Một loại công nghệ mới chăng:
Khu bán rượu lúc nào cũng nghịt, nào là phụ nữ, người già, thanh niên, trẻ em ai ai cũng thích uống rượu. Dễ dàng nhận biết khu này cách đó cả mấy chục mét bởi có thể ngửi thấy cái mùi thơm nồng ấm của thứ rượu ngô đặc sản của đồng bào nơi đây. Riêng tôi khi đi qua khu vực này chỉ một lúc cũng thấy chếnh choáng bởi cái không khí đặc quánh mùi rượu vậy mà những người phụ nữ này uống rượu và hút thuốc lào chả kém đấng nam nhi là bao:
Những người phụ nữ trong trang phục đẹp nhất đến phiên chợ này với mục đích chính chẳng phải mua cho mình hay gia đình một thức gì đấy mà đơn giản chỉ là hàn huyên dăm ba câu chuyện, nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây, họ có thể đi bộ hàng chục km đường rừng từ rất sớm chỉ để đến đây vì điều đó:
Người thanh niên Mông với chiếc bàn sửa điện thoại của mình khi mây đã tan hết:
Bánh tam giác mạch. Bánh được làm từ hạt tam giác mạch được phơi khô sau đó xay nhỏ thành bột và làm thành bánh.Bánh tam giác mạch hương vị khá lạ. Bánh dẻo như bánh nếp nhưng thơm vị mạch và ngọt đậm đà:
Xin được nói thêm về cây tam giác mạch - Một loài hoa đặc trưng của miền địa đầu tổ quốc này:
Theo đồng bào Mông, cây tam giác mạch được gọi là cây "Chez". Đồng bào thường gieo trồng loại cây này khoảng tháng 8, tháng 9 và khoảng tháng 10 thì cây nở hoa. Những núi đá cao sừng sững nhọn hoắt khiến cho loài hoa tam giác mạch trở nên mong manh và kiêu sa hơn. Và ngược lại, vẻ đẹp mềm mại của hoa này càng tôn lên sức sống can trường của cao nguyên đá
Cứ sau vụ lúa, đồng bào lại gieo trồng cây tam giác mạch. Loại cây này không ưa nước nên dễ sống ở vùng cao nguyên đất cằn sỏi đá. Một vụ mùa của cây kéo dài khoảng 3 tháng từ lúc gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Cây chỉ trồng được duy nhất vào tiết trời thu. Và hình như phải có chút gió mùa Đông Bắc thì hoa mới nở thắm và đậu quả. Có một điều thú vị là loài cây tam giác mạch khi nở hoa rất đẹp. Hoa mạch không thơm, không bền nhưng luôn khoe sắc rực rỡ với hai màu chính là trắng và hồng tím
Huyền thoại một loài hoa:
Những người già nơi đây đêm đêm bên bếp lửa hồng vẫn thường kể cho con cháu nghe câu chuyện thần bí về sự xuất hiện của loài hoa này. Truyền thuyết kể lại, ngày ấy, trên cao nguyên đá không một bóng người. Bỗng một ngày, con gái út của Thiên Ứng Đại Vương là vị quan trên thiên đình phụ trách cai quản vùng Đông Bắc của Tổ quốc thích ngao du những miền đất lạ nên đặt chân đến nơi đây.
Ngay từ lần đầu nhìn thấy cảnh núi đá hoang vu, cô đã bị hút hồn. Vì ham vui mà cô đã quên đường về thiên giới. Khi Thiên Ứng Đại Vương đi tuần qua đây, gặp cô con gái mình rong chơi thì giận lắm. Ông coi đó là một việc làm hư hỏng, không tuân theo phép tắc thiên đình. Ứng Vương vốn nổi tiếng nóng giận và nghiêm khắc nên cấm con gái không được về thiên đình nữa.
Mặc dù rất buồn nhưng vì đã cãi lời cha nên cô không thể làm khác được. Trước khi bị đày xuống hạ giới, cô gái này đã xin đem theo một hạt cây của thiên đình. Bởi, cô luôn tâm niệm sẽ mang lại sức sống cho những vùng đất hoang vu. Vì là loài cây của thiên đình nên dù thời tiết khắc nghiệt, đất đá khô cằn nó vẫn có sức sống rất mãnh liệt. Sau một thời gian xuống hạ giới, vỡ đất trồng cây tận hưởng cuộc sống tự do một mình, công chúa rất buồn nên đã xin cha cho về lại thiên đình. Tuy nhiên, Ứng Vương cương quyết cấm cửa.
Nhớ gia đình trên thiên giới và một phần không quen cuộc sống cô độc, cô gái đã chết khi đang gieo trồng cây mạch. Sau khi chết, xác cô đã tan ra giữa đồng tam giác mạch. Chính vì thế, hoa tam giác mạch có hình chóp nhọn như giọt nước mắt hối hận của người con gái đã biết tội với cha mình. Màu hồng tím xen lẫn màu trắng của hoa là màu chiếc áo cô được cha tặng. Cả rừng hoa hồng tím rực rỡ hướng lên trời xanh như lời khắc khoải gọi cha của người con gái.
Loài cây tam giác mạch có rất nhiều công dụng. Ngoài tác dụng dùng để làm bánh, thân của cây khi còn non có thể hái về luộc để ăn như một loại rau rừng bình thường, nó có vị hơi ngai ngái. Bên cạnh đó có một món chế từ quả tam giác mạch mà không một nơi nào có được, đó là rượu tam giác mạch.Tuy nhiên không phải ai cũng biết chế loại rượu này. Phải thật khéo tay và có bí quyết gia truyền trong công thức ngâm trộn thì rượu tam giác mạch mới đặc trưng mà không giống bất cứ loại rượu nào. Cũng là một cách ngâm trộn, cũng là một cách ủ men nhưng men có đạt chuẩn hay không lại do tay người ủ. Đặc biệt, "thứ ma men này chỉ nồng đượm dưới tay ủ của cánh đàn ông thôi. Đàn bà con gái mà động vào là hỏng hết".Ngay từ lần đầu nhìn thấy cảnh núi đá hoang vu, cô đã bị hút hồn. Vì ham vui mà cô đã quên đường về thiên giới. Khi Thiên Ứng Đại Vương đi tuần qua đây, gặp cô con gái mình rong chơi thì giận lắm. Ông coi đó là một việc làm hư hỏng, không tuân theo phép tắc thiên đình. Ứng Vương vốn nổi tiếng nóng giận và nghiêm khắc nên cấm con gái không được về thiên đình nữa.
Mặc dù rất buồn nhưng vì đã cãi lời cha nên cô không thể làm khác được. Trước khi bị đày xuống hạ giới, cô gái này đã xin đem theo một hạt cây của thiên đình. Bởi, cô luôn tâm niệm sẽ mang lại sức sống cho những vùng đất hoang vu. Vì là loài cây của thiên đình nên dù thời tiết khắc nghiệt, đất đá khô cằn nó vẫn có sức sống rất mãnh liệt. Sau một thời gian xuống hạ giới, vỡ đất trồng cây tận hưởng cuộc sống tự do một mình, công chúa rất buồn nên đã xin cha cho về lại thiên đình. Tuy nhiên, Ứng Vương cương quyết cấm cửa.
Nhớ gia đình trên thiên giới và một phần không quen cuộc sống cô độc, cô gái đã chết khi đang gieo trồng cây mạch. Sau khi chết, xác cô đã tan ra giữa đồng tam giác mạch. Chính vì thế, hoa tam giác mạch có hình chóp nhọn như giọt nước mắt hối hận của người con gái đã biết tội với cha mình. Màu hồng tím xen lẫn màu trắng của hoa là màu chiếc áo cô được cha tặng. Cả rừng hoa hồng tím rực rỡ hướng lên trời xanh như lời khắc khoải gọi cha của người con gái.
Được biết, tùy vào từng vùng mà người ta có cách gọi loại rượu này bằng các tên khác nhau. Như ở Xín Mần, người dân gọi rượu nấu từ tam giác mạch là rượu Cốc Pài. Nhưng ở Lũng Táo, người ta đơn thuần gọi nó là rượu tam giác mạch. Tuy tên gọi khác nhau nhưng vị của nó khó có thể lẫn với các loại rượu khác. Tuy nhiên gọi là rượu tam giác mạch nhưng không phải nó hoàn toàn được chế biến từ loại quả này. Vì quả tam giác mạch không nhiều, hơn nữa nếu ngâm men hoàn toàn từ tam giác mạch thì rượu cũng khó thành.
Ngất ngây say kiểu... tam giác mạch. Thông thường, người ta pha chế theo công thứ 1 - 2. Nghĩa là trộn một phần mạch với hai phần ngô. Mạch phơi khô được nấu lên như rượu gạo bình thường. Sau khi nấu, ủ men là công đoạn quan trọng nhất. Men phải được ủ đúng độ mới tạo nên hương vị nồng nồng đặc trưng của rượu mạch. Rượu mạch khi thành phẩm không cay như rượu gạo, cũng không ngọt như rượu cần của vùng Tây Bắc. Nó là sự dung hòa giữa cái cay và nồng ấy. Điều đặc biệt, khi uống rượu mạch, người ta không thể không say. Tuy nhiên, say rồi tỉnh lại, người ta không sợ mà chỉ mong được say thêm lần nữa...
|
Quay trở lại với phiên chợ Đồng Văn của chúng ta, bên cạnh bánh tam giác mạch huyền thoại là một loại bánh nữa cũng có công thức chế biến gần giống : đó là bánh bột nướng. Bánh bột nướng được làm từ bột tẻ. Bột tẻ sau khi được xay nhuyễn đem ủ lên men chua, nấu lên và đúc thành hình tròn có đường kính khoảng 20cm , sau đó đem nướng trên bếp than cho nóng và thơm.Bánh thường dùng để ăn với thắng cố và bánh đa, giá rất rẻ 5k/chiếc
Dãy bán hàng rất đông...
Niềm nở bán hàng cho khách bằng thứ tiếng kinh nơ nớ:
Thưởng thức thôi nào:
Cảm nhận ban đầu khi cầm chiếc bánh nóng hôi hổi vẫn còn bốc hơi là mùi hơi chua chua của men, khi ăn thấy bánh mềm, xốp và có vị ngọt đặc trưng của gạo giống như vị ngọt mà chúng ta ăn cơm không ăn với thức ăn vậy. Hai hương vị đó quyện với nhau tạo thành thức bánh bình dân, giản dị nhưng cũng ngon vô cùng.
Kế đến là hàng xôi, thứ xôi nhiều màu sắc này được gọi là xôi lá. Lá của nhiều loại cây nhiều màu sắc được giã nhỏ lọc lấy nước rồi đem nấu cùng gạo nếp thành xôi như này. Xôi ăn dẻo và thơm nhưng tập tục đồng bào nơi đây ăn nhạt nên xôi không được cho muối. Ăn rất ngon nhưng nếu có thêm chút vị mặn của muối vừng nữa thì hợp với khẩu vị người dưới xuôi hơn:
Bác bán hàng mau mắn, tay liến thoắng đưa xôi cho người mua:
Và đây nữa không thể không ghé qua đó là quán thắng cố. Ngay từ lúc khởi hành cuộc hành trình này tôi đã định bụng lên chợ Đồng Văn phải ăn món thắng cố này bằng được ( Theo như lời của ai đó thì lên Đồng Văn chưa ăn thắng cố - một thứ đặc sản của nơi đây - chưa gọi là đến Đồng Văn). Và thắng cố là đây:
Thắng cố được múc ra chậu nhựa lớn, mỗi người một chậu, giá rất rẻ 10.000 đồng/chậu
Thắng cố thường được ăn với mèn mén, canh đậu chúa...và bây giờ tôi thấy còn ăn kèm cả với xôi và bún nữa.:
Những chảo thắng cố sôi sùng sục bốc khói nghi ngút trong tiết trời lạnh giá:
Khác với những gì tôi biết qua tìm hiểu báo chí cũng như thông tin trên mạng thì thắng cố là một thức ăn đặc sản và cầu kỳ của đồng bào Mông. Theo cảm nhận và đánh giá chủ quan của chúng tôi thì thắng cố là một món ăn hết sức bình dân và giản dị cũng như đặc tính của con người nơi đây, bởi thực tế thắng cố không phải là loại cao lương mỹ vị với những thứ nguyên liệu đắt tiền, chỉ đơn giản nó là một chảo nước nóng sôi sùng sục sau đó người ta cho vào đó rất nhiều thứ như : lòng, thịt, gân...của các loại gia súc như bò, ngựa và dê
Khác hẳn với món thắng cố ở thị xã Lai Châu mà tôi đã có dịp được thưởng thức, thắng cố ở Đồng Văn
không cho bất cứ một loại gia vị nào, kể cả muối. Khi ăn, có một túi muối, túi mì chính và một bát đựng hành hoa đã thái sẵn để trên bàn, người ăn tự nêm nếm sao cho vừa miệng Ngay cạnh hàng thắng cố là một gian hàng của bà cụ người Mông đoán chừng cũng ngoài 70 tuổi bán canh óc đậu, canh óc đậu thực chất là đậu tương đem giã nhỏ còn lẫn một chút vỏ sau đó đem nấu thành canh như thế này và cũng không cho bất kỳ một loại gia vị nào, giá bán 5.000 đồng/bát:
Cận cảnh canh óc đậu:
Và bà cụ bán hàng ở cái tuổi thất thập cổ lai hy:
Chúng tôi bước vào gian hàng của bà cụ, ngồi xuống dãy bàn mà đối diện đó có một cặp vợ chồng người Mông cũng vừa mới ngồi xuống đó rồi gọi món canh óc đậu:
Cũng không quên gọi thêm 2 suất thắng cố mời vợ chồng người bạn mới quen:
Đôi vợ chồng người Mông này không biết tiếng Kinh nên tôi phải nhờ người bán thắng cố phiên dịch hộ, rằng chúng tôi mời vợ chồng họ ăn và đã trả tiền rồi. Hai vợ chồng này cho biết họ ở trên đỉnh Mã Pí Lèng và họ đi bộ mất hơn hai tiếng đồng hồ từ rất sớm để đến chợ phiên. Người Mông cũng rất mến khách, họ mang một túi mèn mén ra mời chúng tôi cùng ăn. Mèn mén chan với canh óc đậu là đây
Mèn mén là món ăn đặc sắc của người Mông, theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén làm từ giống ngô tẻ địa phương là ngon nhất, để làm được món mèn mén đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian. Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dùng cối đá xay nhỏ. Khi có bột ngô vừa ý, rắc một lượng nước nhất định rồi đảo đều để bột ngô tơi ra, sau đó đổ vào chõ gỗ đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun. Đồ mèn mén phải đủ hai lần, lần thứ nhất để bột ngô vừa chín, các bà, các chị đổ ra đánh tơi; sau đó đồ lần thứ hai. Khi nước sôi, giữ lửa vừa đủ để mèn mén chín đều là được. Mèn mén đồ chín có vị thơm lan tỏa, rất đậm đà. Ăn mèn mén thường chan cùng với canh óc đậu, thắng cố. Ăn mèn mén phải chậm rãi, nhai kỹ mới cảm nhận được hết hương vị.
Đôi vợ chồng này mới ngoài bốn mươi tuổi tuy nhiên cái lam lũ khắc khổ khiến ta khó lòng đoán được tuổi tác của họ:
Điều đặc biệt là chúng tôi gọi 2 chậu thắng cố cho 2 vợ chồng cùng ăn nhưng người vợ không ăn suất của mình mà chỉ ăn nước trong bát của người chồng, chị nhường chồng ăn phần thịt. Hỏi người bán thắng cô mới biết ra chị ta nói rằng cảm ơn chúng tôi và xin phép được mang phần của mình về cho 4 đứa con ở nhà. Thật cảm động về tình mẫu từ phải không:
Nào cùng thưởng thức món ăn làm háo hức cả hai anh em thôi nào:
Cô em tôi cứ tấm tắc khen mãi
Sau khi cho đầy đủ gia vị vừa miệng thì cũng khá hấp dẫn khi ăn kèm với mèn mén:
Tới lượt tôi:
Xì xụp thổi thổi....
Tôi muốn biết cái vị mộc mà đồng bào vẫn ăn nên quyết định ăn thử khi không cho bất kỳ loại gia vị nào. Kết quả là cái mặt có nhiều cảm xúc khó tả thế này:
Và hình ảnh trái ngược sau khi đã nêm đủ gia vị, Yeah ha!! tuyệt vời, chén thôi:
Tạm biệt vợ chồng người Mông, chúng tôi quyết đinh dạo một vòng quanh chợ Đồng Văn khi trời đã quang đãng để chụp thêm vài shot hình về đời sống phong phú của đồng bào nơi đây trong chợ phiên
Toàn cảnh khu bán gia súc, chú trâu hiền lành đang thơ thẩn bên khóm cà dại:
Đã gần trưa mà quán rượu vẫn dông nghịt:
Và đây là khu bán lợn, lợn Mông đấy:
Rất ngộ nghĩnh và đáng yêu:
Lợn " mông " này...:))
Hàng bán hương:
Khu bán giấy bản:
Giấy bản là loại giấy được sản xuất từ nguyên liệu chính là cây vầu non và dây leo tạo keo liên kết, sử dụng vôi để ngâm ủ nguyên liệu, sử dụng nước tự nhiên để tráng. Nguồn nguyên liệu làm giấy bản có sẵn từ thiên nhiên và có khả năng tái tạo hàng năm, không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay nơi làm giấy bản nhiều nhất là thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang nằm cách trung tâm tỉnh Hà Giang trên 60km. Toàn thôn có 120 hộ với 550 khẩu trong đó 100% số hộ là người đồng bào dân tộc Dao (thuộc nhóm Dao đỏ, hay còn gọi là Dao đại bản); trên 90% số hộ sản xuất giấy bản truyền thống.
Giấy bản sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh như : các lễ cấp sắc, lễ cầu an của dân tộc Dao. Ngoài ra, giấy bản dùng để làm đồ thờ cúng, đóng sách vở theo kiểu truyền thống.
Khi dạo quanh chợ Đồng Văn tôi bắt gặp một cô gái rất xinh đang đứng cạnh gian hàng bán trang phục truyền thống của dân tộc mình. Ngay lập tức cô gái ấy đã thu hút sự chú ý của tôi, đứng lặng hồi lâu ngắm nhìn người con gái có vẻ đẹp hoang dại của miền sơn cước ấy, tôi khẩn khoản tiến lại gần. Cô tỏ ra khá e thẹn khi tôi ngỏ ý muốn xin cô kiểu ảnh làm kỉ niệm mặc dù chả hiểu cô có hiểu tôi nói gì không, phải rất lâu cô mới chịu đứng yên cho tôi chụp
Có vẻ như cô gái này còn kiêm thêm cả việc đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt nữa nên thấy bên thắt lưng eo của cô còn có một sấp tiền mênh giá 200.000 đồng còn nguyên cả cọc
Đây là một loại giá nữa mà tôi chưa thấy bao giờ nên không biết gọi là gì:
Rất nhiều hạt giống của Trung Quốc:
Một loại sâm Nam cũng có mặt ở chợ phiên này:
Ngó đồng hồ đã thấy gần giữa trưa, anh em chúng tôi quyết định chia tay phiên chợ Đồng Văn để ăn uống nghỉ ngơi lấy sức chiều đi lên cột cờ Lũng Cú. Toàn cảnh khách sạn cao nguyên đá khi nhìn từ khu chợ Đồng Văn...
Về đến sảnh khách sạn, cô em tôi hai tay vẫn khư khư ôm và miệng luôn nhấm nháp hai thứ quà giản dị là bánh bột nướng và xôi lá. Đủ để thấy sức hấp dẫn của chúng đến đâu....:))
Chúng tôi ăn trưa tại một nhà hàng gần khách sạn, bữa ăn trưa giản dị với thịt xá xíu, cải làn xào thịt bò, canh cải nấu thịt và một ít dưa chua. Mọi thức ăn ở đây đều rất tuyệt, thịt xá xíu đậm đà, cải làn giòn, thơm mà ngọt...khiến anh em chúng tôi chén một bữa no nê ngon lành.
Ăn trưa xong thấy thời gian vẫn còn sớm anh em chúng tôi lại lang thang qua con phố cổ.
Đôi nét về phố cổ Đồng Văn:
Phố cổ Đồng Văn phân bố trên diện tích hơn 10.000m2, bao gồm khu chợ và những ngôi nhà cổ thuộc hai thôn Quyết Tiến và Đồng Tâm.
Người hoạch định và kiết thiết Phố cổ là Lương Trung Tú - một Lý trưởng của Đồng Văn lúc bấy giờ. Để tiến hành xây dựng phố cổ, Lương Trung Tú đã đến Tứ Xuyên (Trung Quốc) mời thợ sang thiết kế, xây dựng và hình thành các ngôi nhà cổ từ cuối thế kỷ XIX cho đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX, nhà sau nối tiếp nhà trước thành hai dãy nhà hình chữ L vây quanh chợ. Hiện nay, Phố cổ Đồng Văn còn 2 ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm và 18 ngôi nhà xây dựng vào giai đoạn 1915 - 1930, trong đó có ngôi nhà đã 200 năm.Ngôi nhà cổ đại nhất được xây dựng vào khoảng những năm 1810 -1820. Nhìn về tổng thể phong cách kiến trúc của Phố cổ có sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
Cũng như các vùng miền đa dân tộc khác, Phố cổ Đồng Văn là khu vực đa sắc màu văn hoá. Người Tày chiếm đa số trong cộng đồng dân cư và có đời sống văn hoá nổi trội so với các dân tộc có số dân ít hơn. Tuy nhiên, mỗi dân tộc nơi đây vẫn bảo lưu được những nét sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc trưng của dân tộc mình.
Có vẻ như cô gái này còn kiêm thêm cả việc đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt nữa nên thấy bên thắt lưng eo của cô còn có một sấp tiền mênh giá 200.000 đồng còn nguyên cả cọc
Đây là một loại giá nữa mà tôi chưa thấy bao giờ nên không biết gọi là gì:
Rất nhiều hạt giống của Trung Quốc:
Một loại sâm Nam cũng có mặt ở chợ phiên này:
Ngó đồng hồ đã thấy gần giữa trưa, anh em chúng tôi quyết định chia tay phiên chợ Đồng Văn để ăn uống nghỉ ngơi lấy sức chiều đi lên cột cờ Lũng Cú. Toàn cảnh khách sạn cao nguyên đá khi nhìn từ khu chợ Đồng Văn...
Về đến sảnh khách sạn, cô em tôi hai tay vẫn khư khư ôm và miệng luôn nhấm nháp hai thứ quà giản dị là bánh bột nướng và xôi lá. Đủ để thấy sức hấp dẫn của chúng đến đâu....:))
Chúng tôi ăn trưa tại một nhà hàng gần khách sạn, bữa ăn trưa giản dị với thịt xá xíu, cải làn xào thịt bò, canh cải nấu thịt và một ít dưa chua. Mọi thức ăn ở đây đều rất tuyệt, thịt xá xíu đậm đà, cải làn giòn, thơm mà ngọt...khiến anh em chúng tôi chén một bữa no nê ngon lành.
Ăn trưa xong thấy thời gian vẫn còn sớm anh em chúng tôi lại lang thang qua con phố cổ.
Đôi nét về phố cổ Đồng Văn:
Phố cổ Đồng Văn phân bố trên diện tích hơn 10.000m2, bao gồm khu chợ và những ngôi nhà cổ thuộc hai thôn Quyết Tiến và Đồng Tâm.
Người hoạch định và kiết thiết Phố cổ là Lương Trung Tú - một Lý trưởng của Đồng Văn lúc bấy giờ. Để tiến hành xây dựng phố cổ, Lương Trung Tú đã đến Tứ Xuyên (Trung Quốc) mời thợ sang thiết kế, xây dựng và hình thành các ngôi nhà cổ từ cuối thế kỷ XIX cho đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX, nhà sau nối tiếp nhà trước thành hai dãy nhà hình chữ L vây quanh chợ. Hiện nay, Phố cổ Đồng Văn còn 2 ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm và 18 ngôi nhà xây dựng vào giai đoạn 1915 - 1930, trong đó có ngôi nhà đã 200 năm.Ngôi nhà cổ đại nhất được xây dựng vào khoảng những năm 1810 -1820. Nhìn về tổng thể phong cách kiến trúc của Phố cổ có sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
Cũng như các vùng miền đa dân tộc khác, Phố cổ Đồng Văn là khu vực đa sắc màu văn hoá. Người Tày chiếm đa số trong cộng đồng dân cư và có đời sống văn hoá nổi trội so với các dân tộc có số dân ít hơn. Tuy nhiên, mỗi dân tộc nơi đây vẫn bảo lưu được những nét sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc trưng của dân tộc mình.
.
Dưới đây là một vài tấm hình về những gì còn sót lại của Phố cổ:
Chợ phố cổ:
Phố cổ Đồng Văn nhìn từ trên cao xuống đẹp anh nhỉ? Nhưng mà nếu ko đc bảo tồn thì sẽ hư hại đi mất thôi.
Trả lờiXóaNhìn ảnh bạn mà cứ như đang xem lại ảnh của mình :v
Trả lờiXóaXôi lá kia còn có tên là xôi ngũ sắc vì có nhiều loại màu. Hôm mình mua cũng ăn thấy dẻo, thơm và rất nhạt ^^ Mà xôi ở đây rẻ quá, không nhớ hồi đó bọn mình mua bao nhiêu, hình như 10 hay 20 nghìn mà đầy 1 túi, toàn thanh niên trai tráng mà ăn mãi mới hết :v Xong còn mua 1 đống bánh Tam giác mạch và hạt dẻ núi mang về :v Buồn cười lúc đi mua hạt dẻ, chị người Mông không biết tiếng Kinh, chúng mình phải body language mãi chị ấy mới hiểu. Nói chuyện mỏi hết cả tay xong cuối cùng cũng mua được 1 đống hạt dẻ hí hửng mang về :v
Mà nhắc mới nhớ cái bánh Tam giác Mạch. Bánh đó khi mình ăn, thực chất nó là vị nhạt ở đầu lưỡi, nuốt qua họng thấy ngòn ngọt nhưng sau khi trôi qua họng rồi thì lại có vị chua chứ không ngọt đậm như bạn viết ^^
À mà 2 bạn có vào cái quán cafe Phố cổ không? Quán đó nổi tiếng và là điểm dừng chân của khách du lịch khi ghé Đồng Văn. Chúng mình cũng có ghé qua đó nhưng trời ơi, đúng là 1 trời ác cảm _ _! Lại còn mất đồ ở đó nữa chứ. Thế là anh em quyết định ra đứng nghe hát live ở nhà ngói bán đồ ăn kiêm cafe ngay trước cửa quán đó. Chẹp, nghĩ lại còn thấy hậm hực >"<
Trả lờiXóa