Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Tiêu dao Quản Bạ-Yên Minh-Đồng Văn-Mèo Vạc Phần 6

   Sau bữa trưa ngon tuyệt cú mèo và khi đã tranh thủ chợp mắt được chừng một giờ đồng hồ, năng lượng trong tôi lại tràn trề. Bỏ lại tất cả tư trang hành lý cũng như thức ăn dự trữ đi đường lại, chúng tôi rời khách sạn cao nguyên đá Đồng Văn lúc 13 giờ 30. Tôi dặn cô em tôi mang theo mấy lon bia Hà Nội mà chúng tôi đã tranh thủ mua lúc còn ở nhà bán quà lưu niệm tại cổng trời Quản Bạ và một túi Phomai dây đã mang đi từ đầu cuộc hành trình, để khi đến cột cở Lũng Cú anh em có cái ngồi lai rai mà ngắm nhìn non sông gấm vóc của đất nước tại nơi đánh dấu chủ quyền lãnh thổ và là niềm tự hào ngàn đời về công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Như thế thì ví như chẳng có cái thú tao nhã nào trên đời sánh bằng - dù chỉ là ý kiến chủ quan của tôi là vậy - nên trước khi rời phòng tôi không quên nhắc lại cô em tôi xem đã mang đủ mấy thức ấy đi chưa.
   Trái ngược với sự ẩm ướt và bồng bềnh với những mây bao phủ thị trấn, không khí của thị trấn lúc này mát mẻ và quang đãng, vạn vật trở nên tươi sáng và sắc nét. Xa xa, từng vạt nắng thu vàng óng đang chiếu rọi một vài quả núi làm cho quang cảnh trở nên đẹp lạ kỳ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm cho cái thằng tôi thấy trong lòng nhẹ nhõm và thênh thang lắm, một cảm xúc nâng nâng khó tả dâng lên trong lòng - Hình như nó là hạnh phúc, hạnh phúc khi mình yêu đời và thấy rằng chẳng có điều gì làm ta sầu muộn, chẳng có điều chi khiến ta bận tâm và rằng cuộc đời mấy khi ta cảm thấy được như thế - nên tôi cất giọng nghêu ngao mấy câu hát cho khí thế trước khi lên đường. Nào, lên đường thôi vì chẳng thể " hoãn được cái sự sung sướng nữa rồi ":
Come on, let's go...

Khá hoành tráng và....bụi :))
Ngay khi rời thị trấn Đồng Văn, đường hơi tệ một chút :

Và rồi con đường lại tiếp tục đưa chúng tôi lên cao với những dãy núi trập trùng trải rộng tới tận đường chân trời:


Khi lên đến đỉnh của quần thể các ngọn núi lại gặp các cung đường cua quen thuộc với những góc cua khuất tầm mắt và quanh co chạy men theo rìa đỉnh các ngọn núi:
Đường từ thị trấn Đồng Văn lên Lũng Cú dân cư rất thưa thớt nên gần như trên những cung đường không một bóng người, chỉ còn ta với những quang cảng rừng núi hoang sơ và tĩnh mịch, cái yên lặng mà tưởng như chỉ cần một cây kim rơi thôi ta cũng có thể nghe được âm thanh của nó:

Đứng từ trên cao nhìn xuống, những ngôi nhà như những bao diêm nhỏ với nhiều màu sắc..


Đoạn đường phía trước mà chúng tôi sẽ đi qua để đến với Lũng Cú:

Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và mây cũng dầy đặc lên, chúng tôi dần cảm nhận được cái lạnh thấu xương và tự lúc nào chúng tôi đã hòa vào những làn mây bay vắt qua các đỉnh núi nhẹ trôi bồng bềnh. Một điều khá thú vị là khi đứng ở một góc cua được tạo thành giữa sự tiếp giáp của hai quả núi giống như một chữ V lớn - nơi những đám mây đang cố gắng vượt qua những dãy núi để tiếp tục cuộc hành trình phiêu du tới cùng trời cuối đất của mình - bạn sẽ thấy mây ùn ùn bay lên từ dưới chân bạn, nhẹ nhàng lướt qua mặt bạn và rồi dõi tầm mắt theo đám mây ấy ta sẽ thấy chúng bay vút lên tầng không vượt qua đỉnh núi để rồi sang phía mặt bên kia của núi rồi lại tiếp tục lững thững trôi đi. Một hình ảnh liên tưởng điều đó khá ngây ngô của tôi cũng giống như việc tôi để một chiếc quạt dưới đất rồi cho nó hướng lên trời, bật quạt và đứng nhìn xuống cái quạt ấy, gió sẽ thổi từ dưới chân lên tuy nhiên ở đây thay vì cái quạt là những thung lũng sâu hun hút và những làn gió kia là những làn mây ( Một sự liên tưởng khập khiễng - tôi cho là như vậy )

Mây có mặt ở khắp mọi nơi, bao trùm lên mọi thứ, tất cả lẩn khuất trong mây, chúng tôi không thể nhìn xa quá 30m, lắng tai nghe tôi đã thấy trong màn mây là những tiếng thì thầm của rừng núi, tiếng lục lạc của trâu bò, tiếng chuông cổ của những con dê. Tất cả chúng đang ẩn dật trong những sườn núi huyền ảo kia mà nhởn nhơ gặp cỏ chẳng thể tường mặt chúng, chỉ nghe những tiếng leng keng, lộc cộc từ những thứ mà người ta đeo lên cổ chúng vọng lại trong màn mây:


Một đoạn đường đang thi công dở, đường đất nhớp nháp, nhầy nhụa và trơn trượt với một bên là vách núi dựng đứng và một bên là vực sâu thăm thăm sẽ phải đối diện khi đi qua chỗ này:
Chúng tôi bắt gặp một đội phượt khác đang ngược xuống ( có lẽ vừa trên cột cờ xuống ) với lá cờ tổ quốc nhỏ nơi góc gương:
Một tâm bia đá tại Khe Lía truyền tải thông tin về địa hình nơi đây:
Đứng từ nơi cao nhất của Khe Lía phóng tầm mắt ra xa là quang cảnh hùng vĩ thơ mộng này:

Một thửa ruộng cải lẻ loi:
Những khúc cua đặc trưng:


Nhiều đoạn đường sạt lở nghiêm trọng rất nguy hiểm
Dân cư rất thưa thớt nên gần đến UBND xã Lũng Cú chúng tôi mới bắt gặp một ngôi nhà của đồng bào nơi đây:
Tranh thủ dừng lại chụp vài tấm hình kỉ niệm nơi in dấu chân ta:

Xinh tươi hồn nhiên với biểu tượng chiến thắng...:))
Rồi lại tiếp tục lên đường đồng hành với chàng núi và nàng mây:
Tầm nhìn xa trên 30m, giảm từ 8 đến 15m trong mây, không khí se lạnh, mây lững lờ trôi, đề phòng trong mây có những tình huống bất ngờ ( nên đi làm PTV dự báo thời tiết thôi...hehe )
Khoan thai, chậm rãi, gùi gùi, kéo kéo đôi vợ chồng và con vật lầm lũi đi trong mây....
Cái lạnh se sắt và không khí ẩm ướt thêm vào đó là không gian tĩnh mịch khiến bất giác quay đầu nhìn lại những con người ấy, tôi thấy một cảm giác cô tịch đến nao lòng...
Quãng đường từ Đồng Văn lên Lũng cú khá ngắn chí có 22km nên chẳng mấy chốc cột cờ Lũng Cú đã hiển hiện trước mắt chúng tôi hùng dũng và oai nghiêm với lá cờ đỏ sao vàng tung bay đầy kiêu hãnh:
Lối lên cột cờ dành cho người đi bộ:
Và đây là đường đi lên cho các phương tiện giao thông:
Cái này là hóa thạch phần đuôi của một con Bọ Ba Thùy, cái thứ trông như lông mi giả của mấy chị em vẫn hay dùng make up - là tôi thấy giống thế - này có niên đại trên 500 triệu năm:


Leo lên và nhìn gần:
Khi đến chân
Bia ghi tên và các thông số tọa độ, cao độ:
Và đây là các hướng nhìn từ cột cờ Lũng Cú:
Hướng Tây : hướng này thì biên giới ở gần hơn, không tới 2Km đường chim bay, ở cuối con đường nhìn thấy phía xa là đã đến cửa khẩu.

Hướng Đông : Hướng này thì đất Tầu khựa ở khá xa, chắc ở các dãy núi mờ xa.
Hướng Nam: hướng này hoàn toàn nhìn về đất VN, dưới chân núi là các khu nhà hành chính, trường học xã Lũng Cú:
Hướng Bắc Đông Bắc, nhìn về cực Bắc VN, nói là xa 3Km nhưng thật ra là qua khỏi dãy núi còn nhìn rõ là đã đến sông Nho Quế, ranh giới tự nhiên Việt Nam - Trung quốc ở đoạn này.
Xin trích ngang vài nguồn thông tin về cột cờ Lũng Cú mà tôi còn nhớ được trong buổi thuyết trình của một bạn hướng dẫn viên du lịch về cột cờ Lũng Cú:
   Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt, Lý Thường Kiệt đã cho treo một lá cờ khi ông hội quân trấn ải biên thùy và từ đó, nơi đây được người dân coi như cột mốc cao nhất đánh dấu biên cương lãnh thổ. Những người già ở đây còn nói, sau khi treo cờ, Lý Thường Kiệt cho chôn một hòn đá tảng để đánh dấu. Sau này, Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng theo vị trí đó mà đặt trống báo cầm canh. Năm 1887, khi Thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh tiến hành phân giới cắm mốc đã có ý định cắt phần đất này cho phía Trung Quốc. Nhờ sự đấu tranh bảo vệ kiên cường của nhân dân nên mảnh đất biên cương được giữ vững và hình dáng đất nước vẫn liền một dải chữ S như ngày nay. Năm 1978, Đồn biên phòng Lũng Cú dựng một cột cờ cao trên 10m bằng gỗ sa mộc, treo lá cờ 1,2m2.Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m,Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước chúng ta. Ngày 08-03-2010 cột cờ quốc gia Lũng Cú đã được khởi công nâng cấp lại và đến ngày 02-09-2010 đã hoàn thành
Tranh thủ làm vài shot hình nào:
Mang dáng dấp anh bộ đội biên phòng :))

Muốn kéo cao lên nữa cho bọn Tàu Khựa ở Bắc Kinh trông thấy mà hết mất dây rồi:


Tất cả giang san gấm vóc này là của dân tộc Việt Nam ta mấy chú Khựa ạ...:))
Khá xúc động cho chúng tôi trong chuyến đi này chúng tôi được gặp một bác đã ngoài 70 tuổi, mái tóc đã bạc hết nhưng đôi mắt vẫn rất tinh tường, tôi không nghĩ được rằng ở cái tuổi ấy mà bác vẫn có thể leo lên được đến đỉnh cột cờ này.Hỏi ra mới biết bác quê ở Bắc Ninh, nguyên là một vị lão thành cách mạng, bác tâm nguyện sẽ lên cộ cờ Lũng Cú từ rất lâu rồi nhưng đến bây giờ mới có thể thực hiện được, xin lưu lại tấm hình một con người của một thế hệ đã hy sinh xương máu như bao thế hệ đi trước để giữ yên chủ quyền lãnh thổ bờ cõi nước nhà:
Bia Hà Nội - ở Hà Giang - tại cột cờ Lũng Cú nơi địa đầu tổ quốc có sự Logic nào ở đây chăng....
Em cũng làm một lon cho khí thế:
Những họa tiết hoa văn của trống đồng Đông Sơn được trạm khắc tinh vi trên các lan can bảo vệ thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc :
Tung bay trong gió in vào nền trời xanh:
Ban đêm những chiếc đèn cao áp này sẽ làm cho cột cờ sáng chói lòa để dù cách xa đồng bào ta vẫn trông rõ :

Rất nhiều tâm trạng và cảm xúc khó có thể diễn tả thành lời :


Mải mê tận hưởng ngắm nhìn tổ quốc từ trên cao, thoáng chốc đã thấy ông mặt trời đang lùi dần khuất sau các ngọn núi, bùi ngùi và luyến tiếc anh em chúng tôi đành quay trở xuống về thị trấn Đồng Văn cho kịp trước khi trời tối:
Ra khỏi xã Lũng Cú chúng tôi bắt gặp một thiếu nữ người Mông tựa mình vào một cột mốc giao thông với những bó dây khoai lang nặng trĩu trên lưng nhìn cảnh vật với khuôn mặt vô tư lự:
Hoàng hôn trên đỉnh Lũng Cú


Người và gia súc cùng trở về nhà sau một ngày mải miết làm việc, một khung cảnh thanh bình và cuộc sống dường như chậm lại:
Còn bây giờ thì.....nào đổ đèo thôi, về thị trấn Đồng văn thơ mộng để tối nay còn thả mình vào những nét trầm mặc, những mái ngói thâm nâu nghe từng tiếng nhịp thời gian in hằn theo năm tháng....